Quy trình kiểm định thiết bị chụp X-quang tổng hợp dùng trong y tế
Ngày 30 tháng 12 năm 2015, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư 28/2015/TT-BKHCN kèm theo QCVN 11:2015/BKHCN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia với thiết bị chụp X-quang tổng hợp dùng trong y tế. Với mục đích đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành và an toàn bức xạ cho bệnh nhân khi chiếu chụp, giảm đi sự rủi ro trong tai nạn lao động.
Kiểm định thiết bị X-quang tổng hợp tại Bệnh viện Thành phố Thủ Đức - TP.HCM
Quy trình kiểm định thiết bị X-quang dùng trong y tế được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1. Kiểm tra ngoại quan
-
Kiểm tra thông tin thiết bị chụp X-quang
-
Kiểm tra chuyển mạch (hoặc nút bấm đối với các thiết bị chỉ thị số) đặt chế độ điện áp đỉnh, dòng bóng phát và thời gian phát tia hoặc hằng số phát tia.
-
Kiểm tra bàn chụp, khay đựng caset, cột giữ, cần quay, hệ cơ cấu gá và dịch chuyển đầu bóng phát; bộ khu trú chùm tia, khoanh hãm.
-
Kiểm tra độ chính xác chỉ thị khoảng cách từ tiêu điểm bóng phát đến tấm ghi nhận hình ảnh (SID)
Bước 2. Kiểm tra điện áp đỉnh
Nhằm xác định điện áp cao áp đỉnh thực tế sau khi chỉnh lưu đặt vào giữa anot và catot của bóng tia X, bao gồm
Bước 3. Kiểm tra độ chính xác thời gian phát tia
Xác định thời gian thực tế mà thiết bị X-quang phát tia X
Bước 4. Kiểm tra liều lối ra
Sẽ đánh giá liều bức xạ gây bởi chùm bức xạ phát ra của bóng phát tại một điểm nhằm xác định được lượng bức xạ mà người bệnh phải nhận, bao gồm:
Bước 5. Kiểm tra kích thước tiêu điểm hiệu dụng của bóng X-quang
Nhằm kiểm tra kích thước tiêu điểm thực tế của bia để tạo ra tia X
Bước 6. Kiểm tra độ chuẩn trực của chùm tia X
Nhằm kiểm tra đánh giá khả năng vuông góc của chùm tia X trung tâm với bộ phận thu nhận tia.
Bước 7. Kiểm tra độ trùng khít giữa trường sáng và trường xạ
Đánh giá độ chính xác giữa trường sáng tạo ra bởi bộ khu trú chùm tia so với vùng chiếu xạ do chùm tia X từ bóng phát tạo nên trên tấm ghi nhận hình ảnh, nhằm loại bỏ khả năng vùng không cần chụp của người bệnh lại nhận lượng tia X khác ảnh hưởng đến người bệnh.
Bước 8. Kiểm tra lọc chụp tia sơ cấp - Đánh giá HVL
Kiểm tra độ dày tấm lọc hấp thụ mà giá trị liều bức xạ của chùm tia X sau khi đi qua nó còn bằng một nữa so với giá trị khi không có tấm lọc hấp thụ nhằm loại bỏ những bước sóng không có tác dụng tạo ảnh khi chụp mà ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh.
Bước 9. Xử lý kết quả
Kiểm định đạt yều cầu theo QCVN 11:2015/BKHCN thì dán tem kiểm định: Trên tem phải có đầy đủ số tem kiểm định, tên thiết bị X-quang kiểm định, số hiệu, thời hạn kiểm định và thời hạn đến của thiết bị X-quang.
Lập biên bản kiểm định tại hiện trường, có chữ ký các bên liên quan và lập thành 2 bản, mỗi bên giữ 1 bản.
Lập 2 bản báo cáo kiểm định, Cấp 2 giấy chứng nhận kiểm định, mỗi bên giữ 1 bản và trên giấy đầy đủ:
-
Có đủ chữ ký, họ và tên của nhân viên kiểm định. Nhân viên kiểm định phải là người có chứng chỉ hành nghề dịch vụ kiểm định thiết bị chụp X-quang tổng hợp;
-
Có đủ chữ ký, họ và tên, dấu chức danh của Thủ trưởng hoặc người được ủy quyền và đóng dấu hành chính của tổ chức kiểm định.
Thiết bị, dụng cụ kiểm tra phục vụ kiểm định thiết bị chụp X-quang tổng hợp dùng trong y tế
Thiết bị đa năng Cobia Flex Phantom Pro-Fluo 150
Tần suất kiểm định thiết bị chụp X-quang tổng hợp
-
Lần đầu đưa vào vào sử dụng
-
Kiểm định định kỳ hai năm một lần
-
Sau khi lắp đặt lại hoặc sửa chữa
Mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu xin liên hệ:
Trụ sở: 237 Đường D12, Khu phố 1, P. Phú Tân, Tp. Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
VPGD và Phòng thí nghiệm: Đường DX17, Phú Chánh, Tân Uyên, Bình Dương
Văn phòng tại Tp.HCM: K60, KDC Thới An, Đường Lê Thị Riêng, Quận 12, Tp. HCM
Chân thành cảm ơn sự quan tâm của quý khách./.